Trào ngược dạ dày khi mang thai thường bị nhầm lẫn với chứng ốm nghén thông thường. Mặc dù không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng trào ngược trong quá trình mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Để chữa trị hiệu quả tình trạng này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tỳ Bách Thảo
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng dịch vị dạ dày, đặc biệt là axit cũng như thức ăn chưa tiêu hoá xong bị trào ngược lên thực quản.
Theo cơ chế thông thường, thức ăn sau khi được đưa vào vòm miệng sẽ được các nhu động sóng của thực quản vận chuyển đến dạ dày. Tại vách ngăn giữa dạ dày và thực quản hay còn gọi là van tâm vị, trọng lượng của thức ăn sẽ tạo áp lực khiến miệng van mở ra.
Lúc này, thức ăn có thể đi thẳng từ thực quản vào dạ dày và thực hiện quá trình tiêu hoá khép kín khi miệng van đóng lại. Thông thường, van tâm vị mất khoảng 2 giây để giãn ra và chỉ kéo dài trong vòng 3 đến 5 giây. Khi van mở nhiều hơn, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ mắc chứng trào ngược.
Dịch vị, thức ăn dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng khác nhau như:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.
- Hôi miệng, khô miệng, đắng miệng
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Khó thở, khó nuốt, đau tức ngực.
Bên cạnh đó, bệnh trào ngược nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Hẹp thực quản.
- Chảy máu, lở loét thực quản.
- Barrett thực quản
- Ung thư thực quản
Tỷ lệ bệnh nhân bị trào ngược ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đang có sự gia tăng rõ rệt. Tại Việt Nam, số ca mắc phải bệnh trào ngược đã tăng lên 7 triệu người. Theo các thống kê y tế, có khoảng 1 đến 5% bệnh nhân bị ung thư thực quản do trào ngược kéo dài.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai
Trong những tháng đầu của thai kì thường đối diện với nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi mang thai, với hàng loạt các triệu chứng khác nhau như:
- Cơ thể mệt mỏi, rã rời.
- Mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn.
- Vùng thượng vị thường xuyên xuất hiện những cơn đau tức.
- Rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, không tập trung
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai khá phức tạp, có liên quan đến một trong những yếu tố sau:
- Ở những giai đoạn đầu của thai kỳ, hệ tiêu hoá của mẹ bầu phải tập làm quen với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con. Việc này sẽ khiến cho quá trình tiêu hoá chậm lại hoặc bị gián đoạn, gây ra các hiện tượng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
- Sự gia tăng hocmone nữ ở 3 tháng đầu của thai kỳ tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể thai phụ. Tác động của việc gia tăng của progesterone giúp cho tử cung giãn nở hơn để thai nhi phát triển, tuy nhiên cũng gây nên một tác dụng phụ khác là khiến van dạ dày giãn rộng hơn, lâu hơn làm cho axit trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản hơn.
- Ngoài ra, trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ cũng tiết nhiều hocmone relaxin hơn, khiến cho quá trình tiêu hoá bị cản trở gây ra tình trạng ứ trệ thức ăn tại dạ dày, từ đó làm tăng lượng axit tiết ra dẫn đến bệnh trào ngược
- Các triệu chứng trào ngược trong giai đoạn mang thai không chỉ gây ra suy giảm sức khoẻ mẹ bầu mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ của bé. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai, bạn nên thăm khám bác sĩ để tiến hành điều trị kịp thời.
Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai
Để giảm các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một trong số những biện pháp đơn giản dưới đây:
1. Uống sữa
Sữa không chỉ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, dễ hấp thụ cho cơ thể người mang thai mà còn có hiệu quả điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản trong giai đoạn đầu của thai kì cao.
Điều này được các chuyên gia y tế lý giải là do trong sữa có lượng lớn dưỡng chất tính kiềm giúp trung hoà axit, hạn chế được tình trạng dư axit trong dạ dày, giảm nguy cơ mắc phải trào ngược. Chính vì vậy mà khi mang thai mẹ nên uống sữa ít béo, không béo hoặc sữa hạnh nhân vừa giúp ích cho cơ thể mà còn hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.
2. Tăng cường uống nước giữa các bữa ăn
Không chỉ sữa, nước cũng là một dạng chất lỏng có nhiều tác dụng tốt đối với việc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong giai đoạn mang thai. Nước không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn mà còn có thể làm loãng lượng axit trong dạ dày, từ đó trung hoà được tính chua và giảm trào ngược dạ dày khi mang thai hiệu quả
3. Uống nước/ trà gừng
Gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc, thường xuất hiện trong nhiều món ăn của gia đình Việt mà còn được xem là một vị thuốc Đông Y với nhiều công dụng với sức khoẻ. Bên cạnh công dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, trong gừng có nhiều hoạt chất có thể ức chế hình thành prostaglana giúp trung hòa axit, tăng cường hoạt động của gan mật và giảm trào ngược dạ dày khi mang thai hiệu quả.
Phương pháp điều trị trào ngược trong giai đoạn mang thai với gừng có thể được thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1-2 củ gừng, rửa sạch, gọt vỏ.
- Cho gừng vào đun sôi với nước, có thể thêm một ít đường cho dễ uống.
- Cho hỗn hợp nước gừng vừa đun sôi vào cốc, hãm thành trà.
- Sử dụng trà gừng pha uống hằng ngày sau bữa ăn tầm 30-45 phút.
Lưu ý cho mẹ bầu trong quá trình mang thai
Bên cạnh các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cũng cầu lưu ý đến nhiều vấn đề khác như:
- Chú ý chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến áp lực làm việc của dạ dày và thực quản, là nguyên nhân hàng đầu gây ra trào ngược. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ thành nhiễn bữa ăn trong ngày để thức ăn được tiêu hóa hết. Trong khi ăn nên nhai từ từ, nhai kỹ và tập trung ăn. Đồng thời không ăn nhiều thức ăn chua, cay, nhiều. Sau khi ăn không nằm ngay, hãy ngồi nghỉ ngơi hoặc đi dạo chậm để dạ dày tiêu hóa.
- Nên kiểm soát cân nặng để hạn chế tình trạng tăng cân sau khi mang thai sẽ gây nhiều áp lực lên phần bụng dẫn đến bệnh trào ngược.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá: Nhóm các chất kích thích này không tốt cho hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Cụ thể nicotin trong thuốc lá có thể làm giãn cơ, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, ngoài ra nguyên liệu này còn giảm tiết nước bọt, gây cảm giác không ngon miệng, chán ăn.
- Cần chú ý đến tư thế khi đi ngủ: Không nên nằm nghiêng sang một bên quá nhiều. Đồng thời, nên kê gối cao khi ngủ để giảm các triệu chứng trào ngược.
- Giữ tinh thần thư giãn, thoải mái
- Tăng cường tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, đi bộ giúp tăng cường sức khoẻ , hạn chế trào ngược.
- Mặc quần áo rộng rãi: Mặc quần rộng rãi để vừa giảm những cơn trào ngược, vừa tốt cho thai nhi và mẹ bầu dễ vận động
Trào ngược trong giai đoạn mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Hy vọng thông qua bài viết trên, Tỳ Bách Thảo đã giúp cho mẹ bầu tìm được phương pháp điều trị và phòng tránh trào ngược hiệu quả.
Hy vọng thông qua bài viết trên, Tỳ Bách Thảo đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn, giúp bạn giải quyết thắc mắc của mình. Bạn cũng có thể truy cập website: tybachthao.com.vn để tìm hiểu thêm thông tin về thuốc và cách điều trị bệnh trào ngược hiệu quả hơn nhé!
HOTLINE: 1900969607 (Từ thứ 2 đến thứ 7: 8.00am – 5.00pm)
ĐỊA CHỈ:
Hồ Chí Minh: Lầu 3A, số 97 Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3 – 1900 969607
Hà Nội: Số 99 Sơn Tây, phường Kim Mã, quận Ba Đình – 1900 969607
Đà Nẵng: Số 5 Đào Công Chính, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ – 02363991778
Xem thêm:
Trào ngược axit dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bị trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Có chết không?