Bé bị nhiệt miệng hôi miệng mẹ phải làm sao?

Nhiệt miệng, hôi miệng ở bé? Mẹ phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là triệu chứng như thế nào?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nứu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

nhiệt miệng

Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau bố mẹ hãy cẩn thận bởi rất có thể con đang mắc chứng nhiệt miệng. Tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời trẻ có thể chịu những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng mà phụ huynh nào cũng nên biết.

  •  Trẻ bị sốt đột ngột
  •  Trẻ kém ăn, uể oải và luôn quấy khóc
  •  Xuất hiện các vết loét, mụn nhọt trên phần đầu lưỡi
  •  Phần nướu răng có dấu hiệu sưng và chảy máu
  •  Miệng đau rát, khó chịu

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Điển hình có thể kể đến:

  •  Các chấn thương trong vùng miệng như: Cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.
  • Viêm loét, nhiệt miệng do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Do cho trẻ dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.
  • Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Biện pháp điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Nhiệt miệng hoàn toàn không phải là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng tự khỏi chỉ trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong quá trình bị nhiệt miệng, sức khoẻ của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, mẹ có thể thử áp dụng một số cách sau đây để điều trị nhiệt miệng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Sử dụng một số dòng thuốc hoặc gel chuyên đặc trị lở miệng ở trẻ nhỏ. Đây là những dòng thuốc được điều chế với thành phần phù hợp với trẻ em, hạn chế được những nguy cơ gây dị ứng với bé.
  • Cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Trẻ cần được súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
  • Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

nhiệt miệng

  • Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Mẹo dân gian giúp chữa bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Để giúp bé đẩy lùi bệnh nhiệt miệng nhanh chóng,bố mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian – sử dụng những thảo dược lành tính cho bé.

1. Điều trị nhiệt miệng với mật ong

Mật ong là một sản phẩm dễ tìm và có nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Khi trẻ bị nhiệt miệng, bố mẹ cũng có thể tận dụng mật ong để điều trị hiệu quả. Theo các chuyên gia, sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng rất tốt bởi các dưỡng chất có trong loại mật này có thể tiếu diệt hoặc gây ức chế các vi nấm, vi khuẩn trong khoang miệng.

Phương pháp điều trị nhiệt miệng bằng mật ong khá đơn giản:

  • Bố mẹ có thể dùng mật ong, thấm vào gạc vào chấm lên vị trí bị nhiệt miệng, lở loét của bé.
  • Với những bé lớn hơn, bố mẹ có thể cho bé uống trực tiếp mật ong.

Tuy nhiên, nếu trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng các mẹ không nên sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng. Ở độ tuổi quá nhỏ, sức đề kháng của bé vẫn chưa đủ để kháng lại một số chất trong mật ong, dễ dẫn đến dị ứng và ngộ độc.

2. Sử dụng các chất có vị chát để điều trị nhiệt miệng cho bé

Những chất có vị chát thường sẽ gây khó chịu cho trẻ nhỏ khi dùng. Mặc dù vậy, các chất này lại có công hiệu sát trùng, kháng khuẩn cực tốt. Do đó, khi bé bị nhiệt miệng, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên liệu dân gian có vị chát để điều trị.

Một số loại thảo dược thiên nhiên lành tính, có vị chát tự nhiên mà bố mẹ có thể sử dụng cho bé gồm có: nước chè xanh, diếp cá hay vỏ xoài. Phương pháp rất đơn giản:

  • Xay hoặc nghiền những thảo dược kể trên.
  • Chắt lọc để lọc bỏ phần bã, chỉ giữ lại nước.
  • Cho trẻ nhỏ ngậm chất chát trong vòng 5 đến 10 phút mỗi ngày rồi nhả ra.
  • Bé có thể uống thêm một ngụm nước ấm để súc miệng sau khi ngậm chất chát. Áp dụng trong một vài ngày, tình trạng nhiệt miệng ở bé sẽ được suy giảm đáng kể.

3. Tăng cường nước ép cà chua để giảm nhiệt miệng

Tương tự như khế, cà chua là một loại quả quen thuộc, thường xuất hiện trong thực đơn ăn uống thường ngày cũng có khả năng điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả.

nhiệt miệng

Bạn nên ép cà chua tươi rồi ép lấy nước để con uống mỗi ngày. Chỉ cần uống vài ly nước ép cà chua mỗi ngày sau một vài lần sử dụng bạn sẽ thấy các vết lở miệng lành nhanh chóng.

4. Cho bé uống nước khế chua

Khế chua được sử dụng khá nhiều trong các món ăn của gia đình Việt. Đây là một loại quả có vị chua và tính thanh nhiệt rất tốt.

Bằng cách giã khế tươi rồi đun cùng nước lọc và thêm đường phèn là bạn đã có một hỗn hợp nước điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả. Nên cho con ngậm nước khế chua nhiều lần mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

5. Sử dụng bột sắn dây

Không chỉ có tác dụng với người lớn, sử dụng bột sắn dây cũng là cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả. Nhờ có tính mát nên loại bột này sẽ giúp con yêu của bạn nhanh chóng lành vết loét và ngăn nhiệt miệng quay trở lại.

Nên hòa bột sắn dây cùng nước đun sôi sau đó để nguội và thêm đường để con dễ uống. Không nên để trẻ uống nước sắn dây sống như người lớn sẽ không tốt cho sức khỏe của bé yêu.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể giúp bé phòng ngừa chứng nhiệt miệng bằng một số phương pháp sau:

  •  Tiến hành vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc miệng, họng
  •  Không nên để trẻ ăn uống nhiều vào bữa đêm
  •  Chú ý cho bé súc miệng bằng nước muối, nước ấm mỗi ngày
  • Hạn chế tối đa cho bé ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, các món xào, cay, nóng.
  • Cho bé uống đủ nước mỗi người, thông thường là 1,5 – 2 lít nước

Mặc dù trẻ bị nhiệt miệng không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tránh để trẻ mắc phải các biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh thông thường này. Việc cho bé điều tri nhiệt miệng ở trẻ em bằng thuốc  cũng cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bé.

Hy vọng thông qua bài viết trên, Tỳ Bách Thảo đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn, giúp bạn giải quyết thắc mắc của mình. Bạn cũng có thể truy cập website: tybachthao.com.vn để tìm hiểu thêm thông tin về thuốc và cách điều trị bệnh trào ngược hiệu quả hơn nhé!

nhiệt miệng

HOTLINE: 1900969607 (Từ thứ 2 đến thứ 7:  8.00am – 5.00pm) 

ĐỊA CHỈ: 
Hồ Chí Minh: Lầu 3A, số 97 Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3 – 1900 969607
Hà Nội: Số 99 Sơn Tây, phường Kim Mã, quận Ba Đình  – 1900 969607
Đà Nẵng: Số 5 Đào Công Chính, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ – 02363991778

Mục nhập này đã được đăng trong Chia sẻ và được gắn thẻ .