Cơ chế gây trào ngược axit dạ dày
Dạ dày và thực quản là hai cơ quan đóng vai trọ quan trọng trong việc tiếp nhận và tiêu hoá thức ăn. Cụ thể, khi thức ăn được đưa vào miệng, sẽ được nhu động sóng lên xuống của thực quản đẩy xuống dạ dày.
Hai bộ phận này được nối với nhau bởi cơ vòng dưới thực quản. Sự hoạt động của cơ vòng dưới thực quản được thực hiện theo cơ chế đóng-mở linh hoạt, tạo thành vách ngăn để bảo vệ thực quản khỏi sự tấn công của các axit cũng như dịch vị và một số thức ăn chưa tiêu hoá xong ở dạ dày.
Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc phải bệnh trào ngược axit đạ ày, cơ vòng dưới thực quản lai chịu tổn thương do nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến hoạt động đóng-mở của cơ này bị rối loạn, diễn ra một cách bất thường, không theo chu trình tự nhiên. Thông thường, vấn đề của cơ vòng thực quản nằm ở áp lực đóng yếu hơn bình thường, khiến cho cơ vòng dễ bị mở ra vào những thời điểm không phù hợp.
Đây cũng chính là lúc mà axit cũng như các thức ăn có trong dạ dày dễ dàng bị trào ngược lên thực quản. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra, cơ vòng thực quản dưới bình thường chỉ giãn và đóng khi có phản xạ nuốt với tần suất 3 đến 4 lần trong 1 giờ. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân bị trào ngược axit dạ dày, tần số giãn của cơ vòng này có thể lên đến 8 lần/giờ và thời gian giãn cũng lâu hơn thông thường, khó có khả năng đóng kín hoàn toàn.
Sự đóng-mở thất thường của cơ vòng thực quản còn khiến cho cơ chế tự làm rỗng của dạ dày – thực quản bị đình trệ. Lúc này, thức ăn sẽ bị ứ đọng tại dạ dày, tạo áp lực khiến cho dạ dày phải luôn trong tình trạng làm việc, co bóp liên tục.
Điều này không chỉ khiến áp suất giữa dạ dày và thực quản bị chênh lệch, gây ra trào ngược mà về lâu dài còn có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến chức năng co bóp của dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyển hoá dinh dưỡng trong thức ăn, cung cấp năng lượng đến cơ thể.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược axit dạ dàyTương tự như những căn bệnh khác về hệ tiêu hoá, trào ngược axit dạ dày có sự liên hệ móc nối với nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Trong số đó có thể kể đến:
Stress
Stress là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều chứng bệnh về hệ tiêu hoá khác nhau, trong đó có trào ngược axit dạ dày. Điều này được lý giải là do khi stress kéo dài hoặc stress nặng, hệ thần kinh sẽ bị ức chế dẫn đến các phản xạ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Hoạt động của cortisol sẽ giúp loại bỏ những nguy cơ của các phản ứng tự miễn dịch và viêm nhiễm do căng thẳng kéo dài.
Mặc dù vậy, sự tăng thêm lượng cortisol không phải khi nào cũng tốt. Cortisol được xem là một tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến các yếu tố bảo vệ dạ dày. Cortisol được huy động thêm để điều hoà cơ thể đồng nghĩa với việc axit dày như HCL và Pepsine cũng sẽ tăng lên và gây ra trào ngược axit dạ dày cũng như các chứng bệnh khác liên quan đến dư axit như viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh:
Thói quen ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể luôn được khoẻ mạnh. Những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt sai lầm sau sẽ đối mặt với nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày khá cao:
- Ăn đêm: Nhiều người cho rằng, ăn đêm để tẩm bổ, tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
- Ăn nhiều những thực phẩm chiên rán, thực phẩm có chứa nhiều axit hoặc các loại thức ăn nhanh, gây ra nhiều áp lực cho hoạt động của dạ dày dẫn đến suy yếu và gây trào ngược.
- Thói quen ăn nhanh, không nhai kĩ, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thất thường cũng có thể tạo nên những tác động xấu đến hoạt động của dạ dày.
- Sử dụng thường xuyên các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
- Có thói quen ngủ khuya, ngủ không đủ giấc hay mắc phải chứng mất ngủ.
Hoạt động của dạ dày bị suy yếu:
Chức năng tiêu hóa kém khiến quá trình làm rỗng thức ăn chậm hơn – làm mạnh yếu tố tấn công – gây ra bệnh trào ngược axit dạ dày. Chức năng này kém có thể do:
- Chức năng co bóp kém: Thành dạ dày có nhiều lớp cơ vòng và cơ lớp tạo nên. Khi các cơ này hoạt động kém hiệu quả, khiến thức ăn không được trộn đều. Đồng thời nhu động dạ dày giảm, thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột diễn ra không bình thường. Tất cả khiên hức ăn bị ứ đọng tại dạ dày lâu hơn, làm tăng khả năng trào ngược.
- Thiếu axit: Axit trong dạ dày không đủ làm thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, quá trình làm rỗng dạ dày lâu hơn, thức ăn mất nhiều thời gian để giải phóng khỏi dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
- Ngoài ra, H+ trong axit dạ dày (HCL) đóng vai trò trong phân hủy Gluco (C6H10O6). CO2, H20 và năng lượng là kết quả của quá trình đó. Thiếu axit, đồng nghĩa với không có ion H+ giúp chuyển hóa các chất trong tinh bột thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Như vậy, dạ dày cũng bị thiếu năng lượng để hoạt động, dẫn đến chức năng tiêu hóa kém.
- Thiếu enzyme tiêu hóa: Enzyme trong dạ dày có nhiệm vụ phá vỡ cấu trúc của thức ăn, giúp phân hủy thức ăn nhanh hơn. Như vậy, quá trình đưa thức ăn từ dạ dày đi xuống ruột bị chậm lại.
Do bệnh viêm loét dạ dày
Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, có thể cả dịch mật trào ngược lên ống thực quản.
Các yếu tố bẩm sinh, tại nạn hay béo phì
Trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số các dị tật bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
Béo phì cũng là một trong nhiều yếu tố khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên dễ mắc. Nguyên nhân là do cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi, vì thế acid dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược axit như:
- Phụ nữ mang thai: áp lực tác động tác động lên phần bụng lớn đi kèm với chứng trầm cảm, lo âu khi mang thai mà nhiều chị em mắc phải.
- Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như thuốc hen suyễn, thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm.
- Những người bị thoát vị gián đoan, khi có lỗ hổng ở cơ hoành giữa dạ dày và ngực. Điều này làm giảm áp lực trong cơ vòng thực quản và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày
Ợ hơi
Hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn. Bình thường hơi sẽ được tống ra ngoài theo đường hậu môn. Tuy nhiên khi cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn chức năng co giãn, cụ thể là cơ thắt thực quản dưới bị giãn ra, hơi sẽ thoát ra ngoài qua đường miệng. Đó là triệu chứng ợ hơi.
Ợ nóng, ợ chua
- Ợ nóng: Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid hoặc dịch mật trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc gây cảm giác nóng, nóng rát. Đây chính là hiện tượng ợ nóng. Cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm theo vị chua trong miệng.
- Ợ chua: Thường nhiều vào buổi sáng lúc bụng rỗng, đặc biệt khi đánh răng, nhiều bệnh nhân bị nôn ra nước vàng. Trương lực co bóp của dạ dày tăng lên cao nhất khi bụng rỗng, đẩy dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến cuống miệng gây cảm giác ợ chua. Việc đánh răng cũng làm tăng kích thích, do vậy dễ gây nôn ở bệnh nhân trào ngược. Nước vàng, chua bệnh nhân nôn ra chính là acid trong dịch vị.
- Các triệu chứng ợ tăng lên ra sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, uống rượu, nước chua hoặc khi cúi gập người về phía trước, khi nằm nghỉ.
Đắng miệng, khô miệng, hôi miệng
Khi mắc phải chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng, axit trong dạ dày sẽ tấn công thường xuyên vào khoang miệng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận có trong khoang miệng, nghiêm trọng nhất là tuyến nước bọt.
Khi tuyến nước bọt bị tấn công do các axit trong dạ dày sẽ khiến cho lượng nước bọt tiết ra bị ảnh hưởng, nước bọt có mùi hôi cũng như kết hợp cùng những cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng gây ra mùi hôi khó chịu .Đây được xem là những triệu chứng điển hình nhất của bệnh trào ngược.
Buồn nôn hoặc nôn
- Khi trào ngược dạ dày – thực quản không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, các chất trào ngược lên thực quản không chỉ là hơi, dịch tiêu hóa mà cả thức ăn – gây hiện tượng buồn nôn, nôn.
- Ngay cả khi bệnh chưa tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng đã dễ nôn hơn người bình thường khi cùng chịu một tác động gây nôn giống nhau (say tàu xe, ốm nghén, thuốc điều trị ung thư …).
- Nếu tình trạng này diễn ra ngay sau khi ăn, khả năng bị trào ngược do acid dạ dày là khá lớn.
Đau tức ngực, khó nuốt
- Bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản thường có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Tuy nhiên hiện tượng này thực chất là do đau đoạn thực quản chạy qua ngực. Khi acid trong dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau.
- Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản lặp lại nhiều lần, theo thời gian, sẽ gây ra tổn hại nhất định cho thực quản. Niêm mạc thực quản bị phù nề do tiếp xúc acid, gây hiện tượng khó nuốt (cảm giác vướng, nghẹn sau nuốt thức ăn độ 15 giây).
- Niêm mạc thực quản sau khi phù nề, khi lành để lại sẹo gây chít hẹp thực quản (một trong các biến chứng của bệnh) sẽ làm tăng cảm giác khó nuốt.
Điều trị trào ngược axit dạ dày như thế nào?
1/ Thuốc Tây Y
- Metoclopramid:Tác dụng trung ương vào vùng lẩy cò, có tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hoá. Nó làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị, dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày – thực quản. Tác dụng phụ: gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
- Domperidon: Đây là thuốc kháng dopaminergic ngoại biên, nó cố định vào thụ thể D2 ngoại biên và không qua hàng rào máu não. Có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm tăng sự vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược. Thuốc chống chỉ định với chảy máu dạ dày, ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ở ống tiêu hoá.
- Sulpirid: có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, giúp giữ cho thức ăn không trào ngược lên thực quản, nó cũng có tác dụng vào hệ thần kinh trung ương như các thuốc ngủ do đó có tác dụng phụ là buồn ngủ, gây hội chứng ngoại tháp, chảy sữa, bất lực…
- Metopimazin: Đây là thuốc chống nôn kháng tiết dopamin có tác dụng chọn lọc trên khu vực lẩy cò hoá học của não thất IV. Thuốc có tác dụng làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày do đó nó không làm cản trở sự hấp thu tiêu hoá cao của các thuốc phối hợp.
- Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo tình trạng bệnh cảnh lâm sàng mà có thể dùng một số thuốc khác như alizaprid, anzemet, zelmac.
2/ Thuốc Đông Y
Bài thuốc 1
Chuẩn bị:
- Đại hoàng 30g
- Mang tiêu 30g
- Chỉ thực 30g
- Hậu phác 30g
Cách thực hiện: Sắc 15 phút chắt lất nước còn bã đổ thêm nước đun tiếp 15 phút lọc bỏ bã hòa lẫn thuốc chia đều uống mỗi ngày 1 đến 2 thang uống đến khi khỏi hẳn bệnh trào ngược dạ dày mới thôi .
Bài thuốc 2: Tỳ Bách Thảo
Thành phần: Gồm 21 loại thảo dược thiên nhiên khác nhau với công dụng trung hoà axit dạ dày và cải thiện chức năng van tâm vị hiệu quả: